QUY ĐỊNH VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN |
Nâng cao vai trò của kiểm soát trong Công ty, Luật Doanh nghiệp đã có các điều khoản liên quan tới việc thiết lập Ban Kiểm soát trong Công ty cổ phần. Cùng với việc tăng cường quản trị Công ty, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2017 hướng dẫn về Quản trị Công ty (Corporate Governance) áp dụng với Công ty đại chúng. Cùng với sự phát triển của Doanh nghiệp, ngày 22 tháng 1 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ nêu vai trò và quyền hạn nhiệm vụ của Ban Kiểm soát trong Doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Trong trường hợp Công ty Cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì Công ty không cần Ban kiểm soát. Các trường hợp còn lại, Luật Doanh nghiệp yêu cầu công ty có Ban Kiểm soát - một bộ phận đóng vai trò quan trọng, thực hiên việc giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, trung thức và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. 1. Cơ cấu Ban kiểm soát công ty cổ phần: Theo Điều 163 Luật Doanh nghiệp,Ban kiểm soát cần có từ 03 đến 05 thành viên, với nhiệm kỳ không quá 05 năm và các kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các kiểm soát viên bầu một trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Với các công ty, Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam (có thể là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam). 2. Tiêu chuẩn Kiểm soát viên và Trưởng ban kiểm soát: Theo điều 164 Luật Doanh nghiệp, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Theo luật doanh nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát phải có các tiêu chuẩn sau:
3. Kiểm soát viên của công ty đại chúng: Nghị Định 71/2017/NĐ-CP quy định Kiểm soát viên của các công ty đại chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật doanh nghiệp nêu trên, Điều lệ công ty và KHÔNG làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và KHÔNG phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty trong 03 năm liền trước đó. Điều lệ mẫu của Công ty đại chúng được ban hành tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 95/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. 4. Vai trò của Ban kiểm soát: Điều 165 Luật Doanh nghiệp nêu rõ vai trò của Ban Kiểm soát.Ban kiểm soát hỗ trợ các Cổ đông trong giám sát việc quản lý, điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc. Khi có yêu cầu của các Cổ đông, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra và đưa các báo cáo giải trình về vấn đề được yêu cầu kiểm tra. Các công việc cụ thể bao gồm:
Ban kiểm soát là một ban rất quan trọng trong cấu trúc điều hành hoạt động của công ty cổ phần nhiều cổ đông nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc và đảm bảo lợi ích của các Cổ đông và nhóm Cổ đông. Với mục tiêu phát triển quản trị Công ty niêm yết, đại chúng, vai trò của Ban Kiểm soát / Ủy ban Kiểm toán (và bộ phận Kiểm toán nội bộ) ngày càng trờ nên quan trọng. Quý khách hàng có thể liên hệ với Russell Bedford KTC để được tư vấn về việc thiết lập Ban Kiểm soát và bộ phận Kiểm toán nội bộ, văn phòng Hà Nội - email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc văn phòng TP Hồ Chí Minh Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc gọi tới +84-974 589 163 để được tư vấn về cấu trúc Ban Kiểm soát và Kiểm toán nội bộ. |
Newsletter
Xem tất cả các Newsletter bằng
English | Tiếng Việt | 日本語
![]() |
RBK Updates - Asia Pacific Mar, 2021 |